Dịch vụ làm hồ sơ quản lý Phòng cháy chữa cháy
Hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy là một loại hồ sơ đặc thù mà không phải hộ kinh doanh, doanh nghiệp (cơ sở) nào cũng có thể tự làm được. Để soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn, nhất là trong xây dựng Phương án PCCC. Thông qua bài viết dưới đây, Vinaucare xin cung cấp cho doanh nghiệp nhưng thông tin kiến thức tổng quát nhất đến bạn đọc về hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy. Mời bạn cùng theo dõi.
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:
Đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
- Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;
- Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có);
- Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
- Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
- Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
Đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
- Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
- Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
- Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Đối với các cơ sở không thuộc quy định tại phụ lục III, Phụ lục IV của Nghị định 136/NĐ-CP
- Phương án PCCC của cơ sở theo mẫu PC17
- Danh sách nhân viên đã được huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy, kèm theo giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy
- Sổ quản lý theo dõi công tác PCCC bao gồm: quyết định thành lập lực lượng PCCC, Danh sách đội PCCC của cơ sở, quy trình – quy định của đội PCCC cơ sở, quyết định ban hành nội quy PCCC, nội quy PCCC, nội quy sử dụng điện, bảng thống kê phương tiện chữa cháy
- Nội quy PCCC
- Biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ
Trách nhiệm quản lý Hồ sơ, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Ưu thế của chúng tôi trong việc làm hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở như thế nào?
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc liên quan đến lĩnh vực này, chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên làm hồ sơ quản lý PCCC và đề nghị cấp “Biên bản kiểm tra đủ điều kiện an toàn PCCC cho cơ sở” nhanh chóng, uy tín. Luôn đạt yêu cầu theo quy định của Pháp luật về PCCC;
Đặc biệt chúng tôi chuyên làm hồ sơ cho các đơn vị cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ với mức chi phí phù hợp, tiết kiệm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương;
Đội ngũ chuyên viên có trình độ, năng lực chuyên môn, trách nhiệm cao đối với công việc và khách hàng.
Quy trình làm việc của chúng tôi:
- Khảo sát/thu thập thông tin để báo giá;
- Tư vấn bổ sung, lắp đặt, bố trí trang thiết bị PCCC;
- Thu thập hồ sơ pháp lý của cơ sở/ khách hàng;
- Soạn đầy đủ hồ sơ nộp cơ quan chức năng;
- Cùng với cơ sở tham gia tiếp đoàn kiểm tra của cơ quan Công an ;
- Theo dõi và nhận kết quả kiểm tra bàn giao cho cơ sở.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Hotline: 0938 335 266 – 0938 11 6769
- Website: www.vinaucare.com và Dichvugiayphepuytin.com
Dịch vụ khác tại Vinaucare
- Mức phạt khi không có hồ sơ quản lý Phòng cháy chữa cháy
- Dịch vụ xây dựng phương án Cứu nạn cứu hộ
- Hướng dẫn soạn MSDS cho máy móc, dụng cụ xuất khẩu
- Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Msds – Material Safety Data Sheet)
- Kính hiển vi điện tử quét SEM là gì? Thực hiện ở đâu uy tín?
VINAUCARE: Chuyên hỗ trợ pháp lý và dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh, Dịch vụ kế toán thuế, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận ANTT, PCCC, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, Giấy phép lao động và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà VinaUCare có thể hỗ trợ bạn… Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH VINAUCARE Trụ sở Chính: Tầng 5, Toà nhà 514A Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM "Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mà quan trọng là bạn biết
Chi nhánh Hà Nội: 67 LK Lacasta, Khu đô thị Văn Phú, P.Phú La, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: lienhe.vinaucare@gmail.com
ai có thể làm được việc đó! Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại
hãy để chúng tôi lo!"
Trả lời