Nhà ở, hộ gia đình có bị kiểm tra an toàn PCCC hay không?
Đối với chung cư cao tầng, ngành nghề kinh doanh có điều kiện bắt buộc kiểm tra an toàn PCCC,… Vậy đối với nhà ở, hộ gia đình có bị kiểm tra an toàn PCCC hay không?
UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 209/KH-UBND về Kiểm tra, rà soát công tác PC&CC đối với nhà ở hộ gia đình; nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư.
⇒ Vì vậy, Nhà ở, hộ gia đình sẽ bị kiểm tra an toàn PCCC.
Theo Kế hoạch số 209/KH-UBND nêu rõ về đối tượng và nội dung kiểm tra an toàn PCCC như sau:
Đối tượng kiểm tra:
- Nhà ở hộ gia đình (chỉ sử dụng để ở) gồm:
– Nhà ở riêng lẻ, nhà ở liền kề, nhà mặt phố, ngõ; nhà ở liền kề có sân vườn;
– Nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini) là dạng nhà phát triển từ nhà dân để ở với nhiều căn hộ sau đó cho thuê hoặc bán cho nhiều hộ gia đình: có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung cho các hộ gia đình (không thuộc các dự án chung cư được Thành phố phê duyệt)
- Nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Một phần nhà để ở hoặc cho thuê để ở, một phần sử dụng mặt bằng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô một gia đình hoặc nhiều gia đình liên kết cùng sản xuất kinh doanh.
- Cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư: những cơ sở sản xuất, kho hàng hóa chỉ để sản xuất, kinh doanh hoặc làm kho chứa hàng, không nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Nội dung kiểm tra:
– Rà soát thống kê, lập danh sách nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ sở sản xuất, kho hàng hóa xen kẽ trong khu dân cư trên địa bàn Thành phố
– Kiểm tra đánh giá điều kiện an toàn về PCCC, tập trung vào nội dung:
- Giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;
- Bố trí sử dụng mặt bằng, công năng;
- Khoảng cách an toàn PCCC;
- Các điều kiện về thoát nạn (hành lang, cầu thang, ban công, logia, lối lên mái…);
- Bố trí sắp xếp vật tư, hàng hóa;
- Quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt (nơi đun nấu, thờ cúng), an toàn PCCC trong quá trình sử dụng điện (thiết bị bảo vệ, tiêu thụ, đường dây dẫn, …);
- Trang bị phương tiện PCCC;
- Thực hiện trách nhiệm và nhận thức, ý thức của chủ hộ gia đình, các thành viên, người lao động về công tác an toàn PCCC …
– Đánh giá, phân loại xác định địa bàn trọng điểm, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao. Tập trung xây dựng phương án, giải pháp phòng cháy và chữa cháy cho các địa bàn, cơ sở trọng điểm, các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao.
– Hướng dẫn, kiến nghị người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình thực hiện các giải pháp, biện pháp an toàn về PCCC và ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC.
– Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật.
Những điều cần biết về an toàn PCCC trong hộ gia đình:
- Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà.
- Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải đảm bảo kín.
- Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.
- Lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. Không để hàng hóa dễ cháy gần hệ thống điện như: bóng điện, ổ cắm, cầu dao.
- Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
- Bố trí nơi thờ cúng hợp lý. Tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên ban thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy. Hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
- Khi sử dụng gas cần lưu ý: Khóa van bình gas trước, sau đó mới khóa van bếp. Tránh trường hợp chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Khi ngửi thấy mùi khí ngay lập tức cảnh báo cho mọi thành viên trong gia đình biết. Tuyệt đối không bật công tắc điện, hay bất cứ dụng cụ, thiết bị nào có phát sinh tia lửa. Nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió. Kiểm tra cụm van, bình gas, đường ống xác định vị trí rò rỉ bằng nước xà phòng. Cố định tạm thời vị trí rò rỉ hoặc tháo dây dẫn gas và mang bình ra nơi thoáng gió. Sau đó thông báo cho nhà cung cấp gas hoặc đơn vị PCCC để xử lý.
- Trước khi rời khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải tắt hết tất cả thiết bị điện không cần thiết.
- Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Nên trang bị thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
- Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở. Quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy.
- Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp. Không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
- Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ như búa, rìu, kiềm cộng lực để tạo lối thoát nạn. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.
- Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị xô, thùng chứa nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy. Trang bị bình chữa cháy khí CO2 và bột khô. Đồng thời hướng dẫn cho mọi người trong gia đình cách sử dụng các dụng cụ chữa cháy.
Nguồn: Tổng hợp
Để biết thêm thông tin chi tiết về hồ sơ PCCC liên hệ VinaUCare để được tư vấn miễn phí!
Hotline: 093.811.6769 ∞ 0938.335.266
Xem thêm:
- Mở tiệm cầm đồ có cần xin giấy phép PCCC hay không?
- Dịch vụ đăng ký Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC
- Hướng dẫn đăng ký giấy phép PCCC khi doanh nghiệp mới thành lập
- Hướng dẫn xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC tại Hóc Môn
- Dịch vụ đăng ký PCCC tại quận 12 nhanh chóng
- Tư vấn lắp đặt trang thiết bị phòng cháy chữa cháy PCCC
- Kho chứa hàng hóa, vật tư có cần Giấy phép PCCC không?
- Hướng dẫn làm hồ sơ quản lý về PCCC tại cơ sở nhanh chóng
- Làm sao để được cấp biên bản kiểm tra đủ điều kiện an toàn về PCCC?
- Mức phạt khi không xây dựng Hồ sơ quản lý PCCC tại cơ sở là bao nhiêu?
- Dịch vụ làm hồ sơ quản lý về PCCC cơ sở uy tín tại TP Hồ Chí Minh!
- Tại sao PCCC trong khách sạn lại quan trọng?
VINAUCARE: Chuyên hỗ trợ pháp lý và dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh, Dịch vụ kế toán thuế, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận ANTT, PCCC, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, Giấy phép lao động và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà VinaUCare có thể hỗ trợ bạn…
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH VINAUCARE
Trụ sở Chính: Tầng 5, Toà nhà 514A Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM
Chi nhánh Hà Nội: Số 10, Ngách 59 Linh Quang, P. Văn Chương, Q. Đống Đa, TP.Hà Nội
Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: lienhe.vinaucare@gmail.com
"Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mà quan trọng là bạn biết
ai có thể làm được việc đó! Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại
hãy để chúng tôi lo!"
Trả lời