Tư vấn đăng ký chứng nhận hữu cơ, chứng nhận Organic
Sản phẩm rau củ quả hoặc động vật hữu cơ hiện nay càng được nhiều người chú trọng và người tiêu dùng có xu hướng nhiều hơn sử dụng các sản phẩm này. Việc đăng ký các chứng nhận hữu cơ – Organic là nhu cầu tất yếu để sản xuất sản phẩm hữu cơ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và cho đối tác. VINAUCARE tư vấn đăng ký chứng nhận hữu cơ – Organic và cấp chứng nhận này nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất cho doanh nghiệp.
Chứng nhận hữu cơ là gì?
- Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng. Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, hay mỹ phẩm
- Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,….
- Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất đáp ứng các yêu cầu về phương thức, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ.
Các loại chứng nhận hữu cơ hiện nay
Hiện các chứng nhận hữu cơ đang được sử dụng phổ biến và được tin dùng gồm có:
- Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì, Ủy ban hữu cơ quốc gia (USDA): tiêu chuẩn có độ tin cậy cao bởi tiêu chuẩn này có các yêu cầu nghiêm ngặt về thành phần, sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được phép sử dụng logo, ngoài ra trong quá trình chế biến phải đảm bảo không được phép có chưa chất bảo quản tổng hợp và thành phần hóa học
- Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc (Australian Certified Organic – ACO): Các mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da được chứng nhận chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ. Các thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên hay các chất bảo quản/phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại được sử dụng không được phép chiếm quá 5% thành phần còn lại
- NSF (Mỹ – 2009): dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. NSF yêu cầu các sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ mới được công bố là “made with organic” (làm từ thành phần hữu cơ).
- OASIS (Mỹ – 2008): OASIS yêu cầu các sản phẩm phải chứa 85% thành phần nông nghiệp mới được gọi là hữu cơ.
- NATRUE (EU-2008): là tiêu chuẩn phi lợi nhuận mới xuất hiện từ Châu Âu bởi các hãng sản xuất mỹ phẩm hữu cơ của Đức.
- COSMOS (EU-2009): là tiêu chuẩn kết hợp đầu tiên ở Châu Âu dành cho mỹ phẩm hữu cơ được tạo nên bởi sáu nhà chứng nhận đầu tiên tại EU. COSMOS yêu cầu các sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp mới được chứng nhận là mỹ phẩm hữu cơ, 20% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ. COSMOS cho phép sử dụng tối đa 5% thành phần tổng hợp.
- BDIH (Đức-1995): BDIH yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng thành phần hữu cơ bất nơi nào có thể. Với chứng nhận này một sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH.
- SOIL ASSOCIATION (Anh-2002): yêu cầu tất cả các sản phẩm được chứng nhận của tổ chức này phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Sản phẩm được gọi là hữu cơ khi sản phẩm đó phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ.
- COSMEBIO (Pháp-2002): yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp – 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ, cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp.
- ECO-CRET (Pháp- 2002): phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp để được chứng nhận là hữu cơ.
- AIAB/ICEA (Ý-2003): không yêu cầu lượng tối thiểu về thành phần nông nghiệp, với chứng nhận này thì Nước không được công nhận là thành phần hữu cơ.
- BIOGARANITE (Bi-2004): tương tự như chứng nhận ECO-CRET
- NASSAA (ÚC -2005): là chứng nhận thực phẩm phát triển thêm cho các sản phẩm làm đẹp tương tự như Soil Association.
- BIOCOSC (Thụy Điển-2006): tương tự như COSMEBIO nhưng chỉ Cho phép tối đa 3% thành phần tổng hợp.
- PGS (Participatory Guarantee System): Chứng nhận PGS là chứng nhận cấp cho các nhóm hoặc các nông dân sản xuất tuân theo quy trình và các tiêu chuẩn PGS được xây dựng dựa trên bộ tiêu chuẩn SXNN hữu cơ 10TCN 602-2006 do Bộ NN&PTNT ban hành
Chứng nhận hữu cơ
Rau hữu cơ không còn là cụm từ xa lạ hiện nay trong cuộc sống hàng ngày, việc các đơn vị trồng rau luôn hướng đến để đạt các chứng nhận rau hữu cơ, vietgap cũng là xu thế tất yếu. Chứng nhận rau hữu cơ là chứng nhận hữu cơ được áp dụng cho sản phẩm rau sạch. Hiện tại Việt Nam chỉ áp dụng chứng nhận chất lượng các sản phẩm hữu cơ theo chứng nhận PGS. Cụ thể về quy trình chứng nhận rau hữu cơ theo PGS như sau:
Gọi ngay VINAUCARE để được tư vấn nhanh và chính xác đăng ký chứng nhận hữu cơ, chứng nhận ORGANIC: 0938 335 266
[sc name=”Lienhe”
Trả lời