Quy định về xử phạt vi phạm về Mã số mã vạch hàng hóa
Chính phủ ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP, có hiệu lực từ 15/12/2017. quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về mức xử phạt và quy định những hành vi vi phạm quy định về mã số mã vạch hàng hóa, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:
- Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi; địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
- Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
- Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN); và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
- Không thông báo bằng văn bản; kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm; hàng hóa sản xuất; gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;
- Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN;
- Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
- Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
- Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm; hàng hóa sản xuất; gia công, bao gói; sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;
- Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch; của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;
Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp;
Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp; ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm trên hàng hóa; bao bì, phương tiện kinh doanh; vật phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Tin liên quan
- Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm dược phẩm
- Tư vấn đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp miền Nam
- Cần chuẩn bị gì để đăng ký mã số mã vạch cà phê thành công?
- Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch sản phẩm ống hút trên toàn quốc
- Hướng dẫn từ a-z đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm bánh kẹo
- Dịch vụ tư vấn và thực hiện đăng ký mã số mã vạch hàng hóa
- Tư vấn đăng ký mã số mã vạch thực phẩm đông lạnh
- Hướng dẫn đăng ký mã số mã vạch ngũ cốc nhanh chóng
- Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch thức ăn chó mèo gồm những giấy tờ gì?
- Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm hàng hóa?
- Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch nước mắm gồm những giấy tờ gì?
Thông tin liên hệ dịch vụ đăng ký mã số mã vạch
CÔNG TY TNHH VINAUCARE
Địa chỉ: 776/35 Phạm Văn Bạch, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP HCM
Hotline: 0938.335.266 – 0938.11.6769
Email: lienhe.vinaucare@gmail.com
VINAUCARE: Chuyên hỗ trợ pháp lý và dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh, Dịch vụ kế toán thuế, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận ANTT, PCCC, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, Giấy phép lao động và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà VinaUCare có thể hỗ trợ bạn… Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH VINAUCARE Trụ sở Chính: 91A Phạm Ngọc Thảo, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM "Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mà quan trọng là bạn biết
Chi nhánh Hà Nội: Số 10, Ngách 59 Linh Quang, P. Văn Chương, Q. Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: lienhe.vinaucare@gmail.com
ai có thể làm được việc đó! Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại
hãy để chúng tôi lo!"
Trả lời