Tin tức

MSDS là gì? Các nội dung trình bày trên MSDS

MSDS là yêu cầu bắt buộc đối với những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển. Để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng đảm bảo an toàn khỏi những vấn đề. Nội dung trình bày trên MSDS gồm những thông tin gì? Việc thực hiện nội dung MSDS như thế nào? Hãy cùng VinaUcare tìm hiểu những nội dung cần thiết để thực hiện thủ tục đầy đủ, chính xác nhé. 

MSDS là gì ?

MSDS (Material Safety Data Sheet) được gọi là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu (hóa chất). Đây là một bộ tài liệu liên quan đến kỹ thuật xử lý an toàn sản phẩm và toàn bộ những thông tin sản phẩm đề cập đến 4 vần đề:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
  • Có thể gây nguy hại khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng
  • Có khả năng ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc
  • Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Công dụng dụng của MSDS

♦ Đưa ra giải pháp phù hợp khi vận chuyển hàng hóa, đảm bảo quá trình bốc xếp hàng hóa, giúp bạn xử lý các nếu không may xảy ra sự cố.

♦ Cảnh báo các mối nguy hiểm trong quá trình sử dụng vật liệu/ hóa chất khi bạn không tuân thủ đúng khuyến nghị khi vận chuyển, xử lý vật liệu/ hóa chất đó.

♦ Cung cấp cho người lao động các thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu/ hóa chất an toàn nhất.

♦ Xây dựng phương án bảo quản trên tàu và tại kho bãi của cảng sao cho không gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

♦ Là một chứng từ mà hải quan có thể sẽ yêu cầu cung cấp bổ sung vào bộ hồ sơ xuất nhập khẩu.

Các hàng cần phải có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS

Là yêu cầu bắt buộc đối với những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi, dễ bay hơi độc,… Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… dang bột, dạng lỏng cần có MSDS, tên sản phẩm cụ thể, nhà sản xuất.

Những mặt hàng này khi chuyển qua đường hàng không đi Quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

Nội dung trên một Material Safety Data Sheet

Với một hàng hóa chất, MSDS sẽ thể hiện các thông tin sau:

♦ Diễn giải tên hàng hóa và thông tin của công ty, đơn vị sản xuất của hàng hóa đó.
♦ Thành phần hóa học và thông tin của các hợp chất đó.
Lưu ý về số CAS (Chemical Abstracts Service – Dịch vụ tóm tắt hóa chất) trong thành phần này là dãy số định danh duy nhất trong các nguyên tố hóa học. Các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học. Các hồn hợp và các hợp kim. Số này sẽ giúp chúng ta tìm kiếm được các thông tin liên quan về chất.
♦ Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy. Độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi. Thành phần phần trăm cho phép trong không khí. Khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
♦ Xác định mức độ độc hại của các thành phần trong hàng hóa nhằm đưa ra các khuyến cáo về mức độ rủi ro. Các tai nạn có thể xảy ra và hướng dẫn bảng chỉ dẫn an toàn khi làm việc với hàng hóa đó. Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người. Chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
♦ Xác định các biện pháp trợ giúp y tế khẩn cấp khi xảy ra ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
♦ Nguy cơ cháy nổ, các thiết bị phương tiện. Quy chuẩn và trình từ nhằm phòng cháy, chữa cháy, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng. Ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
♦ Thiết bị bảo hộ lao động, các biện pháp cần sử dụng khi làm việc với hóa chất để giảm thiểu tối đo rủi ro và tổn thất.
♦ Quy trình thực hiện khi làm việc với hóa chất và cách xử lý, điều kiện lưu giữ và bảo quản hóa chất trong kho (như nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v). Cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
♦ Kiểm soát phơi nhiễm và bảo hộ cá nhận khi tiếp xúc với các hóa chất.
♦ Thông tin về tính sinh thái: Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
♦ Thông tin hướng dẫn các phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó. Cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
♦ Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
♦ Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển. Material Safety Data Sheet.

Cách tra cứu MSDS:

Đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay khi muốn tìm thông tin chi tiết về hóa chất, mã số, tính chất hóa học, công thức hóa học,….. Để có thể tra cứu được MSDS chúng ta sẽ tiến hành các bước sau đây:

Thứ nhất, Truy cập Link http://www.sciencelab.com/msdsList.php

Thứ hai, Bấm nút Ctr +F rồi nhập hóa chất cần tìm

Thứ ba, Download nó về. Đặc biệt bạn phải đổi đuôi nó là thành .pdf

Lưu ý : Nếu bạn muốn dễ đọc và dễ tiếp cận thì nên Dịch ra tiếng việt.

Chuyển từ MSDS sang SDS thế nào?

SDS (Safety Data Sheet) và MSDS ( Material Data Sheet) về cơ bản không khác nhau gì nhiều. SDS được làm theo quy chuẩn quốc tế nên chỉ có 1 dạng, trong khi đó MSDS lại có nhiều định dạng và sắp xếp theo trật tự khác nhau. Hiện nay MSDS đã được chuyển đổi sang SDS nhằm tạo ra một cách thức đơn giản và hiệu quả để giúp người mua và cả người bán nắm bắt các thông tin cần thiết về an toàn hóa chất.

Nội dung của SDS

  1. SDS chỉ có một dạng duy nhất và gồm nội dung như sau:
  2. Thông tin nhận dạng và nhà cung cấp
  3. Nhận dạng mối nguy hại
  4. Thành phần
  5. Biện pháp sơ cứu
  6. Biện pháp chữa cháy
  7. Các biện pháp ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất
  8. Thao tác và lưu trữ
  9. Kiểm soát phơi nhiễm/ Bảo hộ cá nhân
  10. Đặc tính lý hóaTính ổn định và khả năng phản ứng hóa học
  11. Thông tin về độc tínhThông tin sinh thái
  12. Các cân nhắc về thải bỏ
  13. Các lưu ý khi vận chuyểnThông tin về luật định
  14. Thông tin khác…

Hiện tại, VINAUCARE cung cấp dịch vụ thực hiện nội dung MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu. Để được tư vấn dịch vụ liên hệ ngay đến:

CÔNG TY TNHH VINAUCARE

  • Địa chỉ: 776/35 Phạm Văn Bạch, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0938.335.266 – 0938.11.6769
  • Email: lienhe.vinaucare@gmail.com

Xem thêm:

Dịch vụ soạn MSDS cho tất cả các mặt hàng thực phẩm, hoá chất

 VINAUCARE: Chuyên hỗ trợ pháp lý và dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh, Dịch vụ kế toán thuế, Bảo hộ thương hiệu, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Giấy chứng nhận ANTT, PCCC, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, Giấy phép lao động và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà VinaUCare có thể hỗ trợ bạn…

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH VINAUCARE

Trụ sở Chính: 91A Phạm Ngọc Thảo, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM
Chi nhánh Hà Nội: Số 10, Ngách 59 Linh Quang, P. Văn Chương, Q. Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: lienhe.vinaucare@gmail.com 

"Không nhất thiết bạn phải làm được tất cả mà quan trọng là bạn biết
ai có thể làm được việc đó! Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại

hãy để chúng tôi lo!"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Contact Me on Zalo
0938335266