Đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP – Hướng dẫn từ A đến Z
Đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP – Hướng dẫn từ A đến Z, hướng dẫn về chuẩn bị hồ sơ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, hướng dẫn setup cơ sở, phòng ốc, bếp phù hợp theo quy định và theo quy tắc 1 chiều, hướng dẫn cách tiếp đoàn thẩm định. Mọi thủ tục sẽ được hướng dẫn cụ thể qua bài viết này.
Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 15/2018 NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Cơ quan quản lý: Ban quản lý an toàn thực phẩm tại Hồ Chí Minh, sở ban ngành (tuỳ theo từng tỉnh)
Khi đăng ký cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm cần chuẩn bị gì:
- Chuẩn bị đầy đủ về hồ sơ nguyên liệu, hồ sơ nhân viên, hồ sơ bao bì;
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất, setup nhà xưởng, khu vực sản xuất;
- Chuẩn bị về máy móc thiết bị.
=> VINAUCARE tư vấn toàn diện về các điều kiện cần và đủ để đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chính xác.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở;
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình chế biến thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
- Danh sách xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe của chủ và nhân viên;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp (Bản sao y công chứng);
- Giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Thời gian thực hiện: 20 – 25 ngày làm việc tuỳ loại hình
Điều kiện để đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:
- Có đủ diện tích bố trí các khu vực của dây chuyền sản xuất;
- Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước;
- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;
- Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác;
- Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất thiết kế của cơ sở;
- Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
- Các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến; khu vực đóng gói sản phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được phân luồng riêng;
- Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín và vệ sinh khai thông thường xuyên;
- Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực sản xuất thực phẩm;
- Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;
- Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng;
- Trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
- Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;
- Cửa ra vào, cửa sổ bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập;
- Hệ thống chiếu sáng bảo đảm theo quy định để sản xuất, kiểm soát chất lượng an toàn sản phẩm;
- Các bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm;
- Các nguồn nước trên phải được kiểm tra chất lượng, kiểm nghiệm định kỳ theo quy định;
- Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất.
- …
Ngoài những yêu cầu trên, còn rất nhiều điều kiện liên quan khác. Liên hệ VinaUCare để được tư vấn Miễn phí và đầy đủ.
Quy trình thực hiện của VinaUCare:
- Tư vấn đầy đủ và chi tiết cho doanh nghiệp được hiểu rõ;
- Khảo sát tình hình thực tế của cơ sở và đưa ra giải pháp thay đổi, chỉnh sửa phù hợp với tình hình thực tế và theo đúng quy định;
- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ pháp lý liên quan;
- Soạn hồ sơ và nộp lên cơ quan chức năng;
- Thay mặt doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định;
- Nhận kết quả và bàn giao cho doanh nghiệp.
Hy vọng thông qua bài viết này, khách hàng sẽ hiểu rõ các bước thực hiện và cách đăng ký an toàn thực phẩm cũng như chuẩn bị nhà xưởng để đăng ký chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP như thế nào cho phù hợp và chính xác nhất. VINAUCARE hy vọng sẽ hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực đăng ký ATTP nhanh chóng và chính xác.
VINAUCARE: Chuyên hỗ trợ pháp lý và dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh, Bảo hộ thương hiệu, Kiểm nghiệm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate), Chứng nhận lưu hành tự do (CFS), Mã số mã vạch, Giấy chứng nhận ISO, HACCP, hồ sơ PCCC, Dịch vụ báo cáo thuế, Giấy phép lao động và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà VinaUCare có thể hỗ trợ bạn…
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH VINAUCARE
Trụ sở Chính: Tầng 5, Toà nhà 514A Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM
VPĐD tại Hà Nội: 67 LK Lacasta, Khu đô thị Văn Phú, P.Phú La, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội
Hotline: 0938 335 266 (Mr.Sơn) ∞ 093 811 6769 (Mr.Hải)
Email: lienhe.vinaucare@gmail.com
"Không nhất thiết bạn phải biết làm được tất cả mọi việc, mà quan trọng là bạn biết rằng ai có thể làm được việc bạn cần!
Bạn chỉ có việc liên hệ, mọi việc còn lại hãy để chúng tôi lo!"
Trả lời