Tin tức

Cách phân biệt các thủ tục hiện có tại Cục sở hữu trí tuệ

Cách phân biệt thủ tục hiện có tại Cục sở hữu trí tuệ gồm những mục gì và phân biệt như thế nào? Cách thức thực hiện ra sao, thời gian ra sao? Hãy cùng đọc qua bài viết để hiểu rõ hơn. 
I. Nhãn hiệu hàng hóa
1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
  • Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.
  • “Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
  • Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
  • Tờ khai đăng ký: 02 bản;
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
3. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  • Tờ khai đăng ký: 02 bản;
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
  • Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm)
    4. Quy trình và thời hạn xem xét đơn
  • Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ:  2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
5. Thời hạn của văn bằng bảo hộ: 10 năm
6. Gia hạn văn bằng bảo hộ: trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm:
  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
  • Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
  • Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.
7. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên Thỏa ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp;
  • Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu chỉ định ít nhất một nước là thành viên Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thỏa ước Madrid phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
  • Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
II. Kiểu dáng công nghiệp
1. Khái niệm
  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
  • Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.
2. Điều kiện bảo hộ
  • Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.
  • Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
  • Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.
  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.
  • Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
4. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (KDCN), bao gồm:
  • Tờ khai đăng ký KDCN;
  • Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ KDCN (04 bộ);
  • Bản mô tả KDCN;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
5. Quy trình và thời hạn xem xét đơn
  • Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ:  2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: Thời hạn thẩm định nội dung đơn KDCN là 7 tháng kể từ ngày công bố đơn.
6. Thời hạn của văn bằng bảo hộ: 10 năm
7. Gia hạn văn bằng bảo hộ: trong vòng 06 tháng trước ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hết hiệu lực. Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp gồm:
  • Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
  • Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
  • Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
  • Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.
III. Sáng chế, giải pháp hữu ích
1. Sáng chế/ giải pháp hữu ích là gì?
  • Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tạo ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.
  • Thuộc tính cơ bản của sáng chế/ giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/ giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.
2. Sáng chế/ giải pháp hữu ích có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:
  • Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, v.v…
  • Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm;
  • Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v…
  • Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen;
  • Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.
3. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:
  • Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
  • Có trình độ sáng tạo, và chuyên môn cao;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.
4. Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:
  • Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
  • Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
  • Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
  • Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
  • Hệ thống ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
  • Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
  • Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
  • Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng:
  • Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
  • Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
  • Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
5. Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích:
  • Tờ khai đăng ký sáng chế: 02 bản;
  • Bản mô tả sáng chế trong đó phạm vi bảo hộ sáng chế: 02 bản;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.
6. Quy trình và thời hạn xem xét đơn
  • Thẩm định hình thức: 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ:  2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
  • Yêu cầu thẩm định nội dung: Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký sáng chế là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn. Đối với đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn yêu cầu thẩm định nội dung đơn là 36 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung có thể kéo dài, nhưng không quá 6 tháng nếu có lý do chính đáng.
  • Thẩm định nội dung: Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung.

Cùng hiểu rõ các thủ tục để việc đăng ký và thực hiện được tiến hành nhanh chóng hơn.

Hotline: 0938.335.266 ¥ 0985 19 66 14

Comments (4)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Contact Me on Zalo
0938335266